Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc sử dụng tiếng Anh trở nên quan trọng và thông dụng hơn bao giờ hết. Do đó, các bậc phụ huynh bắt đầu cho trẻ làm quen, tiếp xúc với ngoại ngữ ngay từ rất sớm. Thế nhưng, làm sao để biết cách dạy trẻ học tiếng Anh hiệu quả tại nhà, tránh gây nhàm chán? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Nhiệm vụ đi đôi với khen thưởng

Không chỉ với tiếng Anh, trong bất cứ hoạt động, nhiệm vụ nào của bé cũng cần được khen thưởng, khuyến khích nếu như làm tốt, làm giỏi. Như vậy sẽ giúp bé có nhiều động lực, hăng hái hơn trong việc học và chinh phục những thử thách mới.

Lộ trình dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé

Từ 0 – 4 tuổi, trẻ đã có thể làm quen với tiếng Anh. Tuy nhiên, khác với người lớn, thay vì học tập theo lịch trình bài bản, các bé cần được đa dạng hóa phương pháp học tập. Ba mẹ hãy tạo môi trường thoải mái, tự nhiên nhất để con tập làm quen với tiếng Anh. Cụ thể:

Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể cho bé làm quen với nhiều từ vựng và đoạn hội thoại hơn. Điều này sẽ giúp con tích lũy được vốn từ cơ bản và ứng dụng tốt hơn trong giao tiếp thực tế. Song song với đó, phụ huynh có thể kết hợp để con xem những video, hoạt hình bằng tiếng Anh, vừa giải trí vừa học tập.

Khi đến tuổi đi học, ba mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với ngữ pháp căn bản, các cấu trúc thường dùng trong giao tiếp. Tuy nhiên, hãy dạy con theo phương pháp “bán vui chơi”. Lúc này, việc học tập cần trở nên nghiêm túc, không còn là “một trò chơi” để bé làm quen với tiếng Anh nữa, tuy nhiên vẫn phải giữ sự hứng thú trong cách dạy.

Bố mẹ hoặc thầy cô có thể dạy bé thông qua những đoạn video, bài thuyết trình vui nhộn, nhiều màu sắc. Đồng thời, kết hợp với tài liệu học tập căn bản, các cuốn sách tiếng Anh tô màu, giúp bé vừa học vừa chơi. Điều này sẽ khiến quá trình tiếp thu kiến thức của con hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, bố mẹ đã có thể xây dựng những bài kiểm tra để đảm bảo con học đúng, nhớ lâu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên kiểm tra dựa trên các trò chơi, đảm bảo tâm lý thoải mái nhất cho bé.

Đặc biệt, bạn không nên để bé áp lực về vấn đề điểm số, hãy xem đây như một thử thách nhỏ. Nếu bé không đạt, ba mẹ hãy kiên nhẫn và tìm phương pháp mới để dạy cho con.

Tự trau dồi kiến thức để học cùng con

Ba mẹ chính là “người bạn”, “người thầy” giúp bé nâng cao trình độ ngoại ngữ, thúc đẩy niềm say mê tìm tòi của con với tiếng Anh. Vậy nên, để xây dựng ý thức học cho trẻ, bản thân bố mẹ phải là “tấm gương sáng”, tự học tiếng Anh tại nhà, trau dồi kiến thức nền tảng và lan truyền thái độ học tập tích cực.

Đồng thời, khi tự trau dồi kiến thức tiếng Anh, ba mẹ sẽ kịp thời chỉ ra lỗi sai cho bé, về cách phát âm, luyện nghe hay giao tiếp. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng sẽ hiểu được khó khăn mà bé gặp phải trong quá trình tiếp thu kiến thức để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Nhờ có ba mẹ đồng hành, bé sẽ hứng thú hơn với việc học tiếng Anh, từ đó nâng cao trình độ ngoại ngữ mỗi ngày.

Sử dụng học cụ nhiều hơn giáo trình

Ba mẹ có thể cho bé học theo giáo trình để đảm bảo thu nhận kiến thức bài bản, khoa học. Tuy nhiên, để bé ghi nhớ nhanh và vận dụng tốt vào thực tế, các bậc phụ huynh nên kết hợp cùng học cụ.

Học cụ là những đồ dùng, thiết bị hay hành động nhằm cụ thể hóa bài giảng, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, các bậc phụ huynh nên dạy bé học tiếng Anh thông qua bài hát, diễn kịch, hoặc các bộ phim hoạt hình bằng tiếng Anh, kết hợp cùng các thiết bị công nghệ như máy nghe nhạc, điện thoại, tivi,..

Điều này sẽ giúp bé hứng thú hơn với việc học tập, chủ động tìm tòi và ghi nhớ kiến thức dài hạn. Đồng thời, bé cũng sẽ nắm bắt ngôn ngữ mới một cách nhanh chóng và áp dụng đúng trong ngữ cảnh cụ thể.

Kỹ năng nói và phát âm tiếng Anh là nền tảng cơ bản của việc giao tiếp. Bên cạnh đó, ngay từ khi còn nhỏ, bé đã có thể bắt chước và “bập bẹ” nói tiếng Anh. Tuy nhiên, việc luyện viết sẽ khá khó khăn nếu như bé chưa biết mặt chữ.

Vậy nên, các bậc phụ huynh nên cho bé luyện nói nhiều hơn là nghe viết. Đồng thời, không nên dừng lại ở việc bắt chước, hãy dạy bé cách phát âm sao cho chuẩn xác nhất, từ đó hình thành thói quen đọc đúng.

Khi trẻ có thể nói tiếng Anh cơ bản và học viết chữ (khoảng 6-10 tuổi), ba mẹ có thể kết hợp thêm việc luyện viết. Lúc này, bé đã có sẵn nền tảng về tiếng Anh, việc học cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Dạy bé học tiếng Anh qua ứng dụng ELSA Speak

Bên cạnh những kinh nghiệm và nguyên tắc trên, ba mẹ có thể lựa chọn ELSA Speak để đồng hành trên con đường dạy bé học tiếng Anh. Với giao diện thân thiện, thông minh, bé sẽ dễ dàng cảm thấy hứng thú và thu hút hơn khi học ngoại ngữ.

Đồng thời, chương trình học tập tại ELSA rất đa dạng, hơn 192 chủ đề gần gũi với cuộc sống. Từ đó, bé có thể nắm chắc kiến thức, từ vựng cơ bản để giao tiếp trong thường ngày.

Đồng thời, ELSA Speak sẽ thiết kế lộ trình học tiếng Anh phù hợp với năng lực của bé thông qua bài test đầu vào. Trong suốt quá trình học tập, hệ thống cũng sẽ cung cấp các bài kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thường xuyên, giúp ba mẹ hiểu rõ trình độ hiện tại của bé.

Trên đây là những chia sẻ về cách dạy trẻ học tiếng Anh hiệu quả, không gây nhàm chán mà ELSA Speak đã tổng hợp được. Hy vọng những lời khuyên hữu ích này sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra phương pháp dạy tiếng Anh lý tưởng nhất cho con em, giúp trẻ tự tin giao tiếp trong cuộc sống.

Ngoài ra, đừng quên truy cập ELSA Speak ngay hôm nay để cùng con chinh phục mục tiêu ngoại ngữ ba mẹ nhé!

Bố mẹ nên dạy bé học tiếng Anh từ 4 tuổi trở lên, vì lúc này não bộ con phát triển hoàn chỉnh, dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ mới một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nên kết hợp giữa vui chơi và học tập để tạo thêm động lực cho con.

1. Hoạt động vui chơi nhiều hơn dạy lý thuyết2. Sử dụng công cụ học tập mang tính giải trí3. Luyện kỹ năng nói nhiều hơn nghe, viết4. Học tiếng Anh bằng ứng dụng vui nhộn

Có nên dạy bé học tiếng Anh từ sớm?

Trẻ em có thể học tiếng Anh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn từ 4 tuổi trở lên. Lúc này não bộ của các bé đã phát triển hoàn chỉnh, cho phép các con tiếp thu những kiến thức mới một cách hiệu quả nhất. Không những thế, dạy cho bé học tiếng Anh giao tiếp từ bé giúp con rèn luyện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, đồng thời phát triển kỹ năng tư duy ở trẻ.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

Khi mới bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ, bố mẹ nên lựa chọn cho con cách học phù hợp như thông qua hình ảnh, câu chuyện, âm nhạc hoặc có thể luyện nói tiếng Anh chuẩn xác cho con bằng phương pháp học tiếng Anh bằng phiên âm IPA.

Sử dụng học cụ nhiều hơn giáo trình

Ba mẹ có thể cho bé học theo giáo trình để đảm bảo thu nhận kiến thức bài bản, khoa học. Tuy nhiên, để bé ghi nhớ nhanh và vận dụng tốt vào thực tế, các bậc phụ huynh nên kết hợp cùng học cụ.

Học cụ là những đồ dùng, thiết bị hay hành động nhằm cụ thể hóa bài giảng, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, các bậc phụ huynh nên dạy bé học tiếng Anh thông qua bài hát, diễn kịch, hoặc các bộ phim hoạt hình bằng tiếng Anh, kết hợp cùng các thiết bị công nghệ như máy nghe nhạc, điện thoại, tivi,..

Điều này sẽ giúp bé hứng thú hơn với việc học tập, chủ động tìm tòi và ghi nhớ kiến thức dài hạn. Đồng thời, bé cũng sẽ nắm bắt ngôn ngữ mới một cách nhanh chóng và áp dụng đúng trong ngữ cảnh cụ thể.

Kỹ năng nói và phát âm tiếng Anh là nền tảng cơ bản của việc giao tiếp. Bên cạnh đó, ngay từ khi còn nhỏ, bé đã có thể bắt chước và “bập bẹ” nói tiếng Anh. Tuy nhiên, việc luyện viết sẽ khá khó khăn nếu như bé chưa biết mặt chữ.

Vậy nên, các bậc phụ huynh nên cho bé luyện nói nhiều hơn là nghe viết. Đồng thời, không nên dừng lại ở việc bắt chước, hãy dạy bé cách phát âm sao cho chuẩn xác nhất, từ đó hình thành thói quen đọc đúng.

Khi trẻ có thể nói tiếng Anh cơ bản và học viết chữ (khoảng 6-10 tuổi), ba mẹ có thể kết hợp thêm việc luyện viết. Lúc này, bé đã có sẵn nền tảng về tiếng Anh, việc học cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.