Đi Xe Điện Độ Có Bị Bắt Không
Xe đạp điện là một phương tiện phổ biến, thường được sử dụng để đi học, đi làm. Giới trẻ yêu thích sự sáng tạo và đổi mới nên muốn “độ” xe để cải thiện hiệu suất hoặc thiết kế, tạo ra sự khác biệt so với xe nguyên bản. Vậy xe đạp điện độ có bị bắt không? bị xử phạt như thế nào? Cùng Siêu Thị Xe Đạp tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Xe đạp điện độ có bị bắt không?
Việc độ xe điện được quy định chặt chẽ trong luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Xe đạp điện độ có bị bắt không? Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, các hành vi như thay đổi động cơ, thay đèn, thay lốp, thay vành xe hoặc thay đổi kết cấu của xe điện mà không tuân thủ quy định về an toàn là vi phạm luật giao thông.
Có nghĩa là: Việc thay đổi ngoại hình bên ngoài của xe mà không làm thay đổi kết cấu bên trong của xe thì vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, các hành vi tự ý thay đổi động cơ, hệ thống điện, nâng cấp công suất hay thay đổi kết cấu quan trọng của xe sẽ bị nghiêm cấm, bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Vậy xe đạp điện độ có bị bắt không? Câu trả lời là “Không”. Đây chỉ là một hành vi vi phạm quy định pháp luật về các tiêu chuẩn an toàn của xe đạp điện. Người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính chứ không bị bắt. Các mức phạt cụ thể đối với các loại xe đạp điện độ như sau:
Xe đạp điện thay đổi màu sắc theo thiết kế nguyên bản: Phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Xe đạp điện thay đổi đặc tính xe theo thiết kế từ nhà sản xuất (động cơ, công suất, kết cấu): Phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Xe đạp điện độ khiến xe thay đổi thiết kế, đặc tính từ nhà sản xuất có thể bị phạt hành chính đến 600.000 đồng
Hy vọng nội dung bài viết giúp bạn hiểu rõ xe đạp điện độ có bị bắt không và nắm được mức xử phạt khi phạm lỗi này theo quy định pháp luật. Việc độ xe đạp điện không tuân thủ các quy định về an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn giao thông là vi phạm pháp luật. Đặc biệt, nếu các bộ phận độ làm thay đổi kết cấu của xe, gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc không có giấy tờ chứng nhận hợp lệ, chủ xe có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đã tham gia giao thông thì không uống rượu uống bia. Đúng vậy! Hiện nay vấn đề kiểm tra nồng độ cồn dành cho mọi công dân tham gia giao thông đang rất được mọi người quan tâm. Nhiều người nghĩ chỉ xe máy mới bị phạt còn các loại xe như xe đạp hay xe máy điện thì không. Vậy đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn không? Cùng Phố Xe Điện tìm hiểu ngay nhé!
Đi xe máy điện có bị thổi độ cồn hay không?
Nhiều người vẫn không nắm được thông tin về vấn đề đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn hay không. Bắt đầu từ 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ được áp dụng, và Nghị định cũng nói rõ cụ thể như sau:
– Đối với các phương tiện khác như xe máy thì mức phạt được nâng cao so với quy định cũ. Cao nhất là 6 đến 8 triệu đồng đối với mức nồng độ cồn từ 80mg/100ml máu trở lên và sẽ bị tước giấy phép lái xe.
– Đối với người điều khiển ô tô có vi phạm về nồng độ cồn thì mức phạt sẽ tặng gấp đôi so với quy định trước đây. Trong đó, trường hợp nặng nhất là có chỉ số nồng độ cồn trong máu vượt quá 80mg/100ml máu sẽ bị phạt 16 triệu – 18 triệu và cũng bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
– Với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện: đây là lần đầu tiên Chính phủ quy định về người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện sẽ bị phạt từ 80.000 – 100.000 VNĐ khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở.
+ Phạt 200.000 – 300.000 VNĐ khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 – 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 – 0,4mg/l khí thở.
+ Phạt 400.000 – 600.000 VNĐ khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/l khí thở.
Như vậy, bạn đã biết đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn và bị phạt tiền. Đây có thể coi là bộ luật hoàn chỉnh nhất và không có khe hở nào cho bất cứ ai lách luật được trong việc phòng chống tác hại của rượu bia đối với người tham gia giao thông. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh, bạn hãy nhớ đừng điều khiển xe tham gia giao thông sau khi uống rượu bia.
Hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề của toàn xã hội. Bởi vấn đề này gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế cũng như văn hóa của đất nước.
Hơn hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia gây ra. Theo đó, một trong những điểm mới đáng chú ý của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP là điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với hành vi “Uống rượu bia khi tham gia giao thông”.
Để an toàn hơn khi tham gia giao thông, chúng ta phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện truyền thông kết hợp với sự giáo dục của các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhà trường và gia đình để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tham gia giao thông của cộng đồng. Hãy đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng của bản thân và người khác, hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông. Đây cũng là biện pháp để mọi người cùng chung tay góp phần xây dựng văn hóa giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn toàn quốc.
Hy vọng, qua bài viết về đi xe đạp có bị thổi nồng độ cồn hay không, thì các bạn đã có cho mình thêm kiến thức, để khi tham gia giao thông tránh được các lỗi vi phạm không đáng có và an toàn hơn cho bản thân cũng như cho người khác. Phố Xe Điện luôn đồng hành cùng bạn.
Nên hay không nên độ xe đạp điện?
Chưa xét đến xe đạp điện độ có bị bắt không, dưới đây là rủi ro tiềm ẩn với người lái xe khi độ xe đạp điện:
Việc thay đổi kết cấu của xe có thể làm mất đi tính ổn định và an toàn khi vận hành, không đảm bảo an toàn cho người lái xe.
Việc độ xe đạp điện có thể tốn nhiều chi phí cho các bộ phận thay thế và công lắp đặt, đặc biệt nếu không được thực hiện bởi các chuyên gia có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí phát sinh.
Các bộ phận độ có thể không còn tương thích với các linh kiện gốc. Chưa biết xe đạp điện độ có bị bắt không nhưng nó rất khó khăn và tốn kém cho bạn khi cần bảo trì, sửa chữa.
Chưa biết xe đạp điện độ có bị bắt không nhưng việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro tổn thất tài chính cho bạn
Đối tượng sử dụng xe máy điện nhiều nhất hiện nay là ai?
Học sinh sẽ là suy nghĩ đầu tiên của nhiều người khi được đặt câu hỏi trên. Vậy tại sao nhóm học sinh lại là đối tượng sử dụng xe máy điện nhiều nhất?
Sử dụng xe điện, xe máy điện hay xe đạp điện đang rất phổ biến hiện nay do kiểu dáng hiện đại, trẻ trung, thu hút nhiều lứa tuổi, nhất là lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, với tốc độ cũng ngang ngửa với một chiếc xe tay ga nên việc đi ăn uống, tụ tập hay tiếp khách với một chiếc xe điện vẫn khá tiện lợi.