Luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan cho hay một tỷ phú người Malaysia muốn đầu tư vào dự án 6A, giúp bà Lan khắc phục hậu quả vụ án với nguồn thu 20.000 tỷ.

Lực lượng vũ trang trên địa bàn thị xã Sơn Tây tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định, 658 mã tài sản ở phụ lục 9 không đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào nên đồng ý dùng khắc phục hậu quả cho Ngân hàng SCB.

Ngày 12/11, Toà án nhân dân cấp cao tại TP.HCM tiếp tục mở phiên toà phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 47 bị cáo khác liên quan đến sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cùng các tổ chức khác.

Theo kế hoạch, trong phiên xét xử hôm nay, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM sẽ luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, do chưa đủ cơ sở để đề nghị mức án, Viện Kiểm sát cấp cao tại TP.HCM quay lại phần xét hỏi.

Trả lời tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan cho hay, khi ra tòa bà mới biết quá trình tái cơ cấu ngân hàng đã vi phạm pháp luật. Bản thân vừa mất tiền lại dính vòng lao lý. Bị cáo cho biết thêm, bản thân không ký bất cứ cái gì tại SCB và không rút tiền của ngân hàng này mà chỉ là vay mới trả cũ. Nhưng sẽ chịu trách nhiệm với nhân viên SCB.

“Bị cáo mong tòa xem xét cho tội danh với mức án phù hợp, cho bị cáo có cơ hội được trở về”, bị cáo Lan nói.

Đại diện Viện kiểm sát hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan về 658 mã tài sản ở phụ lục 9. Bị cáo khai, trong 658 mã tài sản có 2 dự án lớn là dự án cảng Sài Gòn và siêu dự án Amigo. Nếu dự án được phát triển đúng thời điểm và kịp thời thì sẽ mang về không dưới 200.000 tỷ đồng.

Bị cáo Lan khẳng định, 658 mã tài sản này không đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào khác nên bị cáo đồng ý dùng khắc phục hậu quả cho SCB. Nếu SCB không đủ tài sản thì bị cáo sẵn sàng mang tài sản ra hỗ trợ cho SCB tái cấu trúc.

"Đối với 440 mã tài sản không định giá được, trên sổ sách có giá trị khoảng 620.000 tỷ đồng, còn thực tế thì theo bị cáo là bao nhiêu?", đại diện Viện kiểm sát hỏi.

Bị cáo Lan cho biết, theo kinh nghiệm của bản thân thì trên 100.000 tỷ đồng. Còn dự án 6A theo như định giá của Công ty Hoàng Quân thì được khoảng 16.000 tỷ đồng.

Về số tiền 5.000 tỷ đồng bị cáo nộp vào SCB để tăng vốn, bị cáo Lan khai trong số đó có một số là của bị cáo đứng tên, một số là người khác. Khoản tiền này bị cáo cũng tự nguyện nộp vào để khắc phục hậu quả vụ án. Trước đó, sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan và gia đình cũng đã nộp 580 tỷ đồng để góp phần khắc phục hậu quả vụ án.

Ngoài ra, bị cáo Lan cũng cho rằng bị cáo có khoảng 2.000 đơn của người dân xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, bị cáo từng làm công tác xã hội.

Do còn nhiều vấn đề cần được làm rõ về khối tài sản lớn của bị cáo Lan, nên tòa đồng ý cho Viện kiểm sát tạm ngưng phiên tòa đến ngày 15/11 mới đề nghị mức án.

Trước đó, từ ngày 4/11 - 8/11, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tập trung vào phần xét hỏi đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Lan và 47 bị cáo khác, làm rõ nguồn gốc "núi" tài sản của bị cáo Lan.

Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không kêu oan, chỉ xin tòa xem xét giảm hình phạt đối với mức án tử hình, và khối tài sản rất lớn đang bị kê biên. Đồng thời, bị cáo cũng đòi SCB trả lại 5.000 tỷ đồng mà trước đó bị cáo đưa vào SCB để tăng vốn điều lệ. Mục đích để bị cáo khắc phục hậu quả cho chính ngân hàng này.

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng đề nghị tòa xem xét lại nhiều tài sản mà đang bị kê biên để trả lại cho cháu gái là bị cáo Trương Huệ Vân, con gái và mẹ của bị cáo.

Bị cáo cũng xin lại nhà cổ 110 - 112 Võ Văn Tần (quận 3) để bảo tồn vì đây là của mẹ bị cáo Lan mua cho con gái bị cáo. Nếu nhà cổ bị kê biên kéo dài sẽ xuống cấp.

Đối với tòa nhà ở 19 Nguyễn Huệ (quận 1) diện tích 400 m2, là của mẹ bị cáo cho SCB thuê, lấy tiền dùng để trùng tu tòa nhà cổ, nhưng 2 năm SCB không trả tiền thuê. Còn căn nhà ở số 78 Nguyễn Huệ (quận 1) cũng là của con gái bị cáo…

Đối với nhà đất ở 21 Trần Cao Vân (quận 1), bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đề nghị trả lại cho cháu gái là bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát)...

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

(CAO) Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đề nghị HĐXX thu hồi 1.000 tỷ đồng tiền bị cáo đã thanh toán cọc chuyển nhượng 5 sổ đỏ (hơn 10 ha đất) mà Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB, đã chết) giữ để phát hành bảo lãnh không hủy ngang cho việc phát hành trái phiếu Suny Word nhằm khắc phục hậu quả vụ án.

Sáng 1/10, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "rửa tiền" và "vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", tiếp tục phần xét hỏi, làm rõ các vật chứng, tài sản, đồ vật thu giữ của các bị cáo và các quyền tài sản của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tại tòa sáng nay, một lần nữa Trương Mỹ Lan xác định với luật sư Phan Trung Hoài có 4 nguồn tài sản mà bị cáo cố gắng hết sức để khắc phục hậu quả vụ án. Một là nguồn tài sản kê biên, ngăn chặn trong hai giai đoạn của vụ án; hai là nguồn tiền thu hồi từ giai đoạn 2; ba là nguồn tiền gia đình, công ty, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cuối cùng là các tài sản có giá trị rất lớn do Ngân hàng SCB được giao quản lý nhưng không liên quan đến nghĩa vụ đảm bảo cho khoản vay, dư nợ nào.

Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan

Đối với Dự án 6A tại huyện Bình Chánh, ban đầu là tài sản đảm bảo mà Trương Mỹ Lan đưa vào phục vụ cho đề án tái cơ cấu Ngân hàng SCB. Sau đó, bị cáo có nguồn tiền nên đã trả hết, hiện không đảm bảo nghĩa vụ cho bất cứ khoản vay nào và tại giai đoạn 1 của vụ án đã được Công ty Hoàng Quân định giá hơn 16.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn có 65 BĐS khác không đảm bảo nghĩa vụ gì nhưng đang được SCB quản lý. Trương Mỹ Lan xin được lấy số tài sản này về để khắc phục hậu quả. Cụ thể các tài sản này như thế nào, Trương Mỹ Lan xin được xem phụ lục từ số 4 đến số 10 và bị cáo này đề nghị giao cho bị cáo Trịnh Quang Công tài liệu này vì đây là người phụ trách phát triển dự án của Vạn Thịnh Phát nên nắm rõ chi tiết.

Liên quan đến Công ty Tân Thành Long An, trong những lần trao đổi trước đây, Trương Mỹ Lan đã thỏa thuận lấy gần 3.500 tỷ đồng bằng hiện vật (đất - dự án khu công nghiệp và đô thị Việt Phát do Công ty Tân Thành Long An làm chủ đầu tư) nhưng trong tình hình hiện nay, bị cáo chỉ lấy 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt để khắc phục và phải lấy sớm nhất. Đại diện Công ty Tân Thành Long An cho biết, không đủ thẩm quyền trả lời vấn đề này ngay nhưng sẽ truyền đạt lại ban lãnh đạo và có câu trả lời vào chiều nay.

Ngoài ra, Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX thu hồi 1.000 tỷ đồng tiền bị cáo đã thanh toán cọc chuyển nhượng 5 sổ đỏ (hơn 10 ha đất) mà Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) giữ để phát hành bảo lãnh không hủy ngang cho việc phát hành trái phiếu Suny Word nhằm khắc phục hậu quả vụ án.

Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại, vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới.

Để khắc phục hậu quả, CQĐT đã phong tỏa, thu giữ, tạm giữ số tài sản lớn liên quan đến Trương Mỹ Lan và các bị can khác trong vụ án, gồm hơn 224 tỷ đồng; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI của các bị can, người liên quan và các pháp nhân liên quan với tổng số tiền hơn 824 tỷ đồng.

CQĐT cũng đã kê biên tài sản, ngăn chặn giao dịch đối với cổ phần, vốn góp liên quan đến Trương Mỹ Lan và các bị can khác, cá nhân liên quan với giá trị quy đổi hơn 12.313 tỷ đồng.

Chiều nay, HĐXX sẽ xét hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến đại diện Vạn Thịnh Phát, Công ty TNHH Bitexco, Công ty TNHH Đô thị Sing - Việt, Ngân hàng Techcombank…