Lương Hưu Trí
I. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. II. Điều kiện hưởng lương hưu: 1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. 2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 ở trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. III. Mức lương hưu hằng tháng: 1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định. IV. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: 1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. V. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật BHXH; 2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; 3. Ra nước ngoài để định cư. VI. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. VII. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 70 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. VIII. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội: 1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. IX. Tính hưởng chế độ hưu trí đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: 1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí. 2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 ở trên do Chính phủ quy định.
①TRƯỜNG HỢP NỘP LƯƠNG HƯU QUỐC DÂN
Kể từ tháng 4 năm 2021, đối với những cá nhân nào đóng số phí bảo hiểm lần cuối cùng từ tháng 4 năm 2021 trở đi thì mức tiền hoàn lương hưu (nenkin) sẽ được tính dựa vào thời hạn đóng phí bảo hiểm và theo năm có tháng cuối cùng đóng mức phí bảo hiểm này. ※Còn đối với các cá nhân nào đóng số phí bảo hiểm lần cuối cùng từ trước tháng 3 năm 2021 thì mức tiền hoàn lương hưu (nenkin) vẫn sẽ được tính là 36 tháng giống trước đây
[Công thức tính trợ cấp lương hưu trọn gói] Số tiền phí bảo hiểm của năm có tháng đóng phí bảo hiểm cuối cùng x 1/2 x Số dùng để tính mức thanh toán
Số dùng để tính mức thanh toán được thiết lập lên đến 60 tháng (5 năm) theo phân loại của số tháng như kỳ đóng phí bảo hiểm và được thể hiện trong bảng dưới đây.
[Trường hợp tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là sau tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022]
②TRƯỜNG HỢP NỘP LƯƠNG HƯU PHÚC LỢI
Từ tháng 4 năm 2021, đối với những người có tháng đóng bảo hiểm cuối cùng (tháng trước tháng có ngày bị loại) là tháng 4 năm 2021 trở đi thì số tiền thanh toán sẽ được tính tối đa là 60 tháng. ※Đối với những người có tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là trước tháng 3 năm 2021 thì số tiền thanh toán vẫn sẽ được tính tối đa 36 tháng (3 năm) như cũ.
[Công thức tính trợ cấp lương hưu trọn gói] (1) Tiền lương căn bản trung bình trong thời gian của người được bảo hiểm x (2) Tỷ lệ thanh toán (Tỷ lệ phí bảo hiểm x 1/2 x Số dùng để tính mức phí thanh toán)
(1) Tiền lương căn bản trung bình trong thời gian của người được bảo hiểm là số tiền thu được khi chia tổng số tiền A + B dưới đây cho tổng số tháng của thời gian được bảo hiểm. A Tiền lương căn bản của các tháng trong thời gian của người được hưởng bảo hiểm trước tháng 4 năm 2003 x 1.3 B Tổng tiền thưởng và tiền lương căn bản của các tháng trong thời gian của người được hưởng bảo hiểm từ sau tháng 4 năm 2003
(2) Tỷ lệ thanh toán là mức tỷ lệ phí bảo hiểm của tháng 10 năm trước của năm có tháng cuối cùng đóng bảo hiểm ( Nếu tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là tháng 1 đến tháng 8 thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính vào tháng 10 của năm trước và ngược lại nếu tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là tháng 9 đến tháng 12 thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính vào tháng 10 của năm này) x 1/2 x số dùng để tình mức phí thanh toán như bảng bên dưới.
[Trường hợp tháng cuối cùng đóng bảo hiểm sau tháng 4 năm 2021]