Trong những năm gần đây, định cư nước ngoài đang ngày càng phổ biến với người Việt Nam. Với nguyện vọng sinh sống ở đất nước phát triển, việc bước chân vào một cuộc sống mới là những trải nghiệm hấp dẫn được nhiều người mong ước và theo đuổi. Tuy nhiên, để định cư ở nước ngoài không hề đơn giản. Bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để quá trình xin định cư diễn ra thuận lợi. Trong bài viết này, Vietnam Booking sẽ giới thiệu đến bạn một số quốc gia dễ định cư hiện nay.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập doanh nghiệp thế nào?

Thứ nhất, em bạn đã có quốc tịch nước ngoài thì khi kinh doanh tại Việt Nam sẽ được xem là nhà đầu tư nước ngoài theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2014.

Điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:

“1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Điều 37 Luật Đầu tư 2014 quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

“1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.”

Thứ hai, Nếu em bạn vào thời điểm này chưa có quốc tịch nước ngoài thì em bạn không phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Em bạn tham khảo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP để biết rõ về hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập doanh nghiệp. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Đầu tư 2014 để nắm rõ quy định này.

Bước1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:

+ 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

+ 333-335-337 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.

-  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in và trả giấy biên nhận.

+ Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

- Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

- Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả kiểm tra và kí nhận.

- Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

Trực tiếp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:

+ 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

+ 333-335-337 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.

- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

b) Tờ khai đề nghị cấp giấy miễn thị thực (mẫu NA9) kèm theo 02 ảnh (một ảnh dán trong tờ khai);

c) Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực:

* Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

* Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam đang tạm trú tại Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện: Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

- Kết quả thực hiện: Cấp giấy miễn thị thực vào hộ chiếu hoặc cấp rời trong một số trường hợp đặc biệt.

- Phí/Lệ phí:10USD/giấy miễn thị thực

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực (NA9).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế  còn giá trị ít nhất 01 năm;

+ Có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam;

+ Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam;

+ Nghị định số 82/2015/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam;

+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

+ Thông tư 25/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.