Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, các công việc cũng yêu cầu về khả năng tiếng Anh của ứng viên cao hơn. Đó là lý do phỏng vấn tiếng Anh trở nên phổ biến hơn. Trong bài viết này, cùng Langmaster tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh cho từng ngành nghề như phỏng vấn IT bằng tiếng Anh, phỏng vấn kế toán,... nhé!

Phỏng vấn xin Visa bằng tiếng Anh

- Phỏng vấn xin việc: Những câu trả lời hữu ích

- Giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn

Bạn chuẩn bị đi phỏng vấn xin visa bằng tiếng Anh, quá hồi hộp. Một số câu hỏi hay có trong cuộc phỏng vấn sau sẽ giúp bạn tự tin hơn. Chúc bạn thành công.

-    Have you visited (the country) before? =  Bạn đã từng đi đến (tên nước) lần nào trước đây chưa?

-    How do you pronounce your name? =  Bạn đánh vần tên mình thế nào?

-    How long will you be staying in (the country)? = Bạn sẽ ở lại (tên nước) bao lâu?

-    Is this your first time of applying for a visa to visit (the country)? = Đây có phải lần đầu tiên bạn xin visa đi

(tên nước) không? (Đây là câu hỏi tuyệt đối không được nói dối)

-    So what will happen to your job while you are away? =  Vậy công việc của bạn thế nào khi bạn đi vắng? (Câu

trả lời tốt nhất là nói rằng bạn dùng thời gian nghỉ phép hằng năm.)

-    What are you going to do in (the country)? = Bạn sẽ làm gì ở (tên nước)?

-    Where do you plan on staying during your visit? = Bạn định ở đâu trong chuyến đi của mình? (Hãy ghi nhớ kĩ

địa chỉ của khách sạn hoặc nhà chủ mà bạn định ở)

-    Will you be going with your family? =  Bạn có đi cùng gia đình mình không?

-    Do you have a credit card? = Bạn có thẻ tín dụng không?

-    How much pension do you get? =  Bạn có bao nhiêu tiền trợ cấp/ lương hưu?

-    How will you be funding your trip? =  Bạn sẽ tài trợ cho chuyến đi của mình như thế nào? (Chuẩn bị giấy tờ

liên quan đến tài chính cho câu này)

-    What do you do for a living?=  (Bạn làm nghề gì?)

-    What is your annual income? = Thu nhập hằng năm của bạn là bao nhiêu? -    Who is sponsoring you? = Ai tài trợ cho bạn?

Xin  visa đi Mỹ cần chú ý

-    Do you have relatives in the US?=  Bạn có họ hàng ở Mỹ không?

-    How long has your relative been living in USA? = Họ hàng của bạn ở Mỹ được bao lâu rồi?

-    How much does your relative earn?  = Họ hàng của bạn thu nhập thế nào?

-    What does your relative do? = Họ hàng của bạn làm nghề gì?

-    Where does your relative work?

-    Who are you visiting in the USA? =  Bạn thăm ai ở Mỹ?

Toomva.com - chúc các bạn thành công

Ngoài cách giới thiệu về bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn xin việc, phần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiếp theo chính là bạn nói về kinh nghiệm làm việc của mình. Chính vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 tình huống nói về kinh nghiệm làm việc khi đi phỏng vấn, các bạn cùng theo dõi nhé.

Tình huống 1: Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing bằng tiếng anh

Could you tell us your experience in Marketing? (Bạn có thể cho chúng tôi biết kinh nghiệm làm việc marketing của bạn?)

I experienced in developing the fields of online and offline marketing. For Online, I experienced in CPC, CPM and proficiently managed the applications such as: facebook, email marketing, newsletter. For Offline, I experienced in making budget, planning and developing brand promotion strategies for each specific period. Về kinh nghiệm làm việc của em, thì em có kinh nghiệm triển khai các lĩnh vực trong marketing online và offline. Về online, em có kinh nghiệm về CPC, CPM và quản lý thành thạo các công cụ như: facebook, email marketing, newsletter..Về offline, em có kinh nghiệm lập ngân sách, lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu ngoài thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Tình huống 2: Nói về kinh nghiệm làm việc bằng tiếng anh dành cho nhân viên kinh doanh

1. Could you tell me your working experience? (Cô có thể cho tôi biết kinh nghiệm làm việc của cô là gì?)

I have worked at X Real Estate company for 3 years. My job is looking for new customers and taking care old customers. Customers are the persons who have high income. I have achieved 30% month sales for the company. Tôi đã công tác ở công ty bất động sản X được 3 năm. Công việc của em là tìm kiếm khách hàng mới  và chăm sóc khách hàng cũ. Đối tượng khách hàng là người có thu nhập cao. Thành tích em đã từng đạt được đó là 30% doanh số tháng của công ty.

2. Why did you leave that job? (Tại sao cô lại nghỉ việc ở công ty cũ?)

I wish to change the working environment and look for opportunities to develop my career. Tôi muốn thay đổi môi trường làm việc và tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình.

1. What is your working experience? (Kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào?)

I perform the work of an accountant such as control the cost of the company, make the payroll for employees and the monthly tax report. Besides, I am also responsible for the administration work of the company. Về kinh nghiệm làm việc của em là thực hiện các công việc của một kế toán: Kiểm soát thu, chi các hoạt động của công ty, tính lương nhân viên và báo cáo thuế hàng tháng. Ngoài ra, em còn chịu trách nhiệm chung về các công việc hành chính văn phòng của công ty.

Phỏng vấn tiếng Anh Hàng hải

Lưu ý: Nhà tuyển dụng muốn hiểu về khả năng của bạn trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển.

Gợi ý trả lời: During emergency situations at sea, I remain calm and focused, adhering to established emergency response procedures. Immediate communication with the bridge, navigation officers, and other relevant crew members is crucial to coordinate actions effectively. I ensure that all crew members are familiar with emergency procedures and conduct regular drills to practice response measures. Priority is given to the safety of the crew and vessel, and I take necessary actions to prevent further risks to human life and the environment.

(Trong các tình huống khẩn cấp trên biển, tôi giữ bình tĩnh và tập trung, tuân thủ các quy trình ứng phó khẩn cấp đã được thiết lập. Việc liên lạc ngay lập tức với đài chỉ huy, sĩ quan điều hướng và các thành viên thủy thủ đoàn có liên quan khác là rất quan trọng để phối hợp hành động một cách hiệu quả. Tôi đảm bảo rằng tất cả các thành viên phi hành đoàn đều quen thuộc với các quy trình khẩn cấp và tiến hành các cuộc diễn tập thường xuyên để thực hành các biện pháp ứng phó. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn và tàu, đồng thời tôi thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn những rủi ro tiếp theo đối với tính mạng con người và môi trường.)

Lưu ý: Nhà tuyển dụng quan tâm đến kỹ năng giao tiếp của bạn và cách bạn phối hợp với các tàu khác, cơ quan cảng, và các cơ quan hàng hải khác trong suốt chuyến đi.

Gợi ý trả lời: Effective communication and coordination with other ships, port authorities, and maritime agencies are essential for safe voyages. During voyages, I maintain regular communication with other vessels using the ship's radio equipment. When approaching ports, I collaborate with port authorities to ensure a smooth entry and departure process. Furthermore, I comply with reporting requirements and provide necessary documentation as required by maritime agencies to ensure seamless operations and compliance with regulations.

(Giao tiếp và phối hợp hiệu quả với các tàu khác, chính quyền cảng và các cơ quan hàng hải là điều cần thiết để có những chuyến đi an toàn. Trong các chuyến đi, tôi duy trì liên lạc thường xuyên với các tàu khác bằng thiết bị vô tuyến của tàu. Khi đến gần các cảng, tôi phối hợp với chính quyền cảng để đảm bảo quá trình ra vào diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, tôi tuân thủ các yêu cầu báo cáo và cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan hàng hải để đảm bảo hoạt động thông suốt và tuân thủ các quy định.)