QĐND - Công cuộc giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã đạt được mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện còn 9-10%, trong đó dưới 5% hộ nghèo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số hạn chế về chính sách cho người nghèo. Được biết, trong thời gian tới, Nhà nước sẽ đưa giải pháp mới tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều. Để hiểu rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

Hơn 2.600 tỷ đồng hỗ trợ việc làm bền vững

Ông Vũ Phạm Dũng Hà, Trưởng phòng Chính sách việc làm (Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Trong chương trình quan trọng này có Tiểu dự án 3 về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án 4 về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (gọi tắt là Tiểu dự án 4.3).

Tổng nhu cầu vốn thực hiện là 2.610 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 1.950 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 550 tỷ đồng.

Tiểu dự án này nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Tổng nhu cầu vốn thực hiện là 2.610 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 1.950 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư phát triển: 600 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 1.350 tỷ đồng). Ngân sách địa phương là 550 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư phát triển: 400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 150 tỷ đồng). Vốn huy động hợp pháp khác là 110 tỷ đồng.

Đến năm 2025, Tiểu dự án đặt ra các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (chiều thiếu hụt về việc làm).

Theo đó, 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

Tối thiểu 100 nghìn người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

Tiểu dự án 4.3 tập trung vào 6 nội dung hỗ trợ cụ thể.

Trước hết là hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu.

Tiếp đó là các nội dung như: xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

Phân bổ vốn từ chương trình giảm nghèo còn chậm

Ðồng bào H'Mông ở xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trồng cây dược liệu cát cánh để giảm nghèo bền vững. (Ảnh: TL)

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kết quả thực hiện Tiểu dự án 4.3 tại 52 địa phương trong năm 2022 cho thấy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn (đầu tư phát triển và sự nghiệp) cho các đơn vị thực hiện còn chậm. Điều này dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và cả giai đoạn.

Về ngân sách thực hiện, trong năm 2022, vốn đầu tư phát triển được phân bổ 52 tỷ đồng thực hiện tại 47/63 địa phương. Vốn sự nghiệp phân bổ 140,823 tỷ đồng, trong đó thực hiện tại Trung ương là 11 tỷ đồng và thực hiện tại 47/63 địa phương là 129,823 tỷ đồng.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn (đầu tư phát triển và sự nghiệp) cho các đơn vị thực hiện còn chậm. Điều này dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và cả giai đoạn.

Vào năm 2023, vốn đầu tư phát triển là gần 183 tỷ đồng phân bổ thực hiện tại 47/63 địa phương. Vốn sự nghiệp là hơn 351 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện tại Trung ương là khoảng 18,5 tỷ đồng và phân bổ 47/63 địa phương là 343 tỷ đồng.

Năm qua, 37/52 địa phương được cấp thẩm quyền tại địa phương phân bổ vốn đầu tư hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu và đang triển khai thực hiện.

Trong đó, 17/37 địa phương đã bổ sung kinh phí đối ứng với 1,637 tỷ đồng; 7/37 địa phương đã triển khai giải ngân. Các địa phương còn lại đều chưa giải ngân được kinh phí.

Các địa phương đã triển khai hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc - việc tìm người. Tuy nhiên, mới 3 trong số 52 địa phương báo cáo kết quả.

Một số địa phương tổ chức 234 phiên/ngày hội việc làm với khoảng 1.700 doanh nghiệp tham gia và tư vấn, cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm cho gần 22,3 nghìn lao động vùng nghèo, vùng khó khăn.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế khác trong triển khai Tiểu dự án 4.3.

Cụ thể, hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu tại Tiểu dự án 4.3 có mục tiêu tập trung thực hiện tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Tuy nhiên, một số địa phương đã phân bổ vốn về cho các cơ quan cấp huyện, do vậy đến nay chưa thể triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định “quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác” gồm hoạt động “thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu về người lao động” và “thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu”.

Tuy vậy, Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính chưa quy định mức chi cho các hoạt động trên. Do vậy, rất khó khăn trong quá trình bố trí, sử dụng kinh phí cho hoạt động nêu trên tại các địa phương. Hiện chưa có hướng dẫn công tác thu thập thông tin về người lao động theo mẫu số 03 Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH.

Một số địa phương chưa phân bổ kinh phí đối ứng nhằm thực hiện Tiểu dự án 4.3. Một số địa phương đã phân bổ nhưng còn rất hạn chế chưa bảo đảm theo quy định.

Các địa phương chưa thực hiện nghiêm túc chấp hành chế độ thông tin báo cáo theo đúng quy định, chưa phản ánh hết các chỉ tiêu, nội dung hoạt động cần báo cáo dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp đánh giá.

Thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị cần chú trọng một số giải pháp sau.

Cục Việc làm phối hợp chia sẻ, hướng dẫn các sở lao động-thương binh và xã hội các tỉnh/thành phố thực hiện đầy đủ các hoạt động trong Tiểu dự án 4.3 theo đúng quy định; thực hiện hiệu quả lồng ghép với các chương trình, dự án đẩy mạnh giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động khác.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là đối với chế độ báo cáo Tiểu dự án bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ.