Tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Sinh viên có thể đi làm thêm các công việc gì?

Sinh viên có nhiều lựa chọn công việc thêm phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân. Các công việc thêm thường đòi hỏi mức độ linh hoạt cao để có thể tích hợp vào thời gian học tập. Dưới đây là một số công việc thêm phổ biến mà sinh viên có thể tham gia:

- Nhân viên bán hàng: Làm việc tại cửa hàng, siêu thị, hay shop thời trang để phục vụ và tư vấn cho khách hàng.

- Quản lý cửa hàng trực tuyến: Vận hành shop trực tuyến, cập nhật sản phẩm, và phục vụ khách hàng qua các nền tảng thương mại điện tử.

- Nhân viên quầy thu ngân: Làm thu ngân tại các cửa hàng, nhà hàng hoặc rạp chiếu phim.

- Nhân viên phục vụ: Làm việc trong ngành nhà hàng, quán cà phê, hoặc quán ăn để phục vụ khách hàng.

- Telesales hoặc telemarketing: Bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua điện thoại.

- Giao hàng hoặc shipper: Vận chuyển hàng hóa từ cửa hàng đến khách hàng.

- Hướng dẫn viên du lịch: Làm hướng dẫn viên trong các tour du lịch địa phương hoặc quốc tế.

- Nhân viên văn phòng: Làm các công việc hỗ trợ văn phòng như nhập liệu, xử lý tài liệu, hay hỗ trợ tổ chức sự kiện.

- Thực tập sinh: Nếu có cơ hội, sinh viên có thể tham gia vào các chương trình thực tập tại các công ty, giúp tích lũy kinh nghiệm và làm quen với môi trường công việc chuyên nghiệp.

- Nghệ sĩ freelancer: Nếu bạn có kỹ năng sáng tạo như thiết kế đồ họa, viết lách, hay chụp ảnh, có thể làm freelancer và làm việc từ xa.

Ngoài ra, còn nhiều công việc thêm khác tùy thuộc vào lĩnh vực quan tâm và kỹ năng của từng sinh viên. Trước khi đi làm thêm, hãy xác định thời gian rảnh rỗi và đảm bảo công việc không ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của bạn.

Sinh viên nên đi làm thêm khi nào?

Sinh viên nên đi làm thêm vào năm đại học nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, mục tiêu học tập và tình hình tài chính của mỗi người. Dưới đây là một số điểm nên cân nhắc:

Năm nhất: Năm đầu tiên của đại học có thể là một giai đoạn thích hợp để thích nghi với môi trường học tập mới và tập trung vào việc học và xây dựng cơ sở kiến thức. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có thể quản lý được thời gian và cần kiếm thêm tiền, đi làm thêm cũng là một lựa chọn.

Năm hai và năm ba: Năm thứ hai và thứ ba thường là thời điểm mà sinh viên đã hòa nhập với môi trường đại học và có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu tài chính của mình. Đây là thời gian mà nhiều sinh viên bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm thêm để kiếm thêm tiền hoặc tích lũy kinh nghiệm.

Năm cuối: Năm cuối của đại học thường là thời điểm mà sinh viên đã hoàn thành nhiều khóa học chuyên ngành và đã tích lũy đủ kiến thức để ứng dụng vào công việc thực tế. Đi làm thêm trong năm cuối có thể giúp tăng cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp và làm quen với môi trường công việc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cân nhắc mức độ tải trọng học tập và khả năng quản lý thời gian. Đi làm thêm không nên ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và mục tiêu đạt được trong quá trình học tập. Nếu sinh viên cảm thấy có thể cân bằng công việc và học tập một cách hiệu quả, thì đi làm thêm có thể là một trải nghiệm hữu ích để tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng. Dưới đây là một số tình huống khi sinh viên có thể xem xét đi làm thêm:

Nếu sinh viên đang cần kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, học phí, chi tiêu cá nhân, thì việc đi làm thêm có thể hỗ trợ tài chính của họ.

Nếu sinh viên có đủ thời gian rảnh rỗi ngoài giờ học để làm việc, đi làm thêm có thể giúp tận dụng thời gian hiệu quả và tích lũy kinh nghiệm làm việc.

(3) Khi muốn tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm:

Làm việc thêm có thể giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm và chuyên môn, cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quan tâm của họ.

(4) Khi công việc phụ hợp với học tập:

Nếu công việc thêm có thể linh hoạt và không ảnh hưởng tiêu cực đến học tập, sinh viên có thể xem xét việc làm thêm để tăng thu nhập và phát triển bản thân.

(5) Khi muốn xây dựng mạng lưới các mối quan hệ:

Công việc thêm cũng có thể giúp sinh viên mở rộng mạng lưới xã hội và tạo liên kết với những người trong ngành nghề mà họ quan tâm.

Tuy nhiên, sinh viên cũng cần cân nhắc một số yếu tố tiêu cực như ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống học tập và sự cân bằng công việc - học tập. Việc làm thêm không nên ảnh hưởng đến quyết tâm và hiệu suất học tập của sinh viên. Điều quan trọng là tìm công việc phù hợp với khả năng và thời gian rảnh rỗi của bản thân.

Sinh viên nên đi làm thêm khi nào? Sinh viên đi làm thêm có được đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)

Sinh viên có nên đi làm thêm không?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Trước khi đưa ra quyết định nên hay không nên đi làm thêm khi còn là sinh viên, hãy cùng phân tích cái được và cái mất của sinh viên khi đi làm thêm nhé!

KFC đang tuyển dụng nhân viên phục vụ, xem » TẠI ĐÂY

Vậy nếu đi làm thêm, bạn sẽ phải đánh đổi những gì?

» Tham khảo: Cách định hướng nghề nghiệp

SINH VIÊN CÓ NÊN LÀM THÊM KHI ĐI DU HỌC KHÔNG?

Vì chi phí du học khá cao, ngày nay việc đi làm thêm (part-time) khi đang học trở nên cần thiết với nhiều du học sinh - có thể là để trang trải chi phí hàng ngày, trả học phí hoặc chỉ để kiếm thêm. Trong bài viết này, Á - Âu sẽ đưa ra những ưu và nhược điểm của việc làm thêm khi du học để các bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhé.

3. Một số gợi ý để bạn cân bằng giữa việc học và làm thêm

Công việc part-time rất đa dạng các bạn nên chọn cho mình một công việc phù hợp, vừa bổ trợ cho chuyên ngành mà mình đang theo học, vừa nâng cao kỹ năng vừa có thêm thu nhập. Bạn nên nhớ khi du học tại Mỹ, bạn không được làm thêm ngoài trường, chỉ làm thêm trong trường và tối đa 20 giờ/ tuần trong năm học và 40 giờ/ tuần vào các kỳ nghỉ. Bạn cần phải đảm bảo không làm thêm vượt quá số giờ quy định này vì sẽ bị cho là “làm chui”, hậu quả khôn lường. Ban đầu, do nhu cầu tài chính, bạn có thể ưu tiên cho công việc được trả lương cao thay vì chọn công việc yêu thích nhưng có mức lương thấp. Đến một lúc nào đó, bạn vẫn nên cân nhắc chọn công việc đem lại sự đam mê, thích thú vì rất có thể nó sẽ trở thành bệ phóng cho con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM

Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73

Khi được hỏi: Sinh viên có nên đi làm thêm không? Có người cho rằng sinh viên thì nên tập trung học, khi nào tốt nghiệp rồi đi làm cũng chưa muộn. Nhưng có người lại cho rằng đi làm sớm thì va vấp xã hội sớm, lúc ra trường vừa có kinh nghiệm vừa tự tin vào đời. Vậy sinh viên được gì và mất gì nếu đi làm thêm từ sớm? Cùng tìm hiểu nhé!

Những công việc phù hợp với sinh viên

Nghề gia sư được đánh giá là công việc mang lại thu nhập cao nhất so với mặt bằng công việc mà sinh viên có thể làm. Mức lương của công việc này dao động trong khoảng 150 - 400k/buổi, mỗi tuần dạy 2-3 buổi. Như vậy nếu bạn sắp xếp được thời gian để dạy 2-3 học sinh cùng lúc thì thu nhập mỗi tháng của bạn dao động trong khoảng 2.5 - 4 triệu đồng.

Khi làm gia sư, bạn cần hợp tác với những trung tâm gia sư uy tín. Bởi năm nào cũng có không ít trường hợp sinh viên năm nhất chân ướt chân ráo đi làm gia sư bị trung tâm lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc từ 200 đến 500 nghìn đồng.

Nếu không muốn gặp phải tình trạng như vậy thì cách tốt nhất là tham vấn ý kiến của bạn bè hoặc các anh chị khóa trên - những người đã từng nhận lớp ở nhiều trung tâm khác nhau. Họ đều là người có kinh nghiệm với nghề này nên chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Bán hàng tại các shop quần áo chính là cơ hội làm thêm tuyệt vời dành cho những bạn sinh viên có niềm đam mê với thời trang.

Đặc điểm của các shop quần áo là hoạt động nguyên ngày, càng buổi tối thì càng đông khách. Do đó các bạn sinh viên có thể linh hoạt trong việc sắp xếp ca làm việc của mình với những bạn nhân viên khác.

Thêm nữa, khối lượng công việc của nhân viên bán quần áo cũng khá nhàn. Lúc vắng khách thì lau chùi cửa hàng, phân loại hàng, ủi đồ và thay đồ cho manocanh. Lúc đông khách thì tư vấn sản phẩm. Thời gian còn lại bạn có thể tranh thủ đọc báo, nghe nhạc hoặc xem phim giải trí.

Tuy nhiên, do tính chất công việc không có gì đặc biệt nên mức lương mà các shop quần áo chi trả cho nhân viên khá thấp, chỉ khoảng 15-20k/giờ.

Chỉ cần bạn có khả năng diễn đạt tốt, cộng thêm một chút chữ nghĩa văn vần, dù cho bạn đang theo học bất cứ chuyên ngành nào thì viết lách là nghề có thể đem lại mức thu nhập ổn định ngay từ khi còn là sinh viên.

Một số công việc liên quan đến viết lách phổ biến hiện nay như viết báo, viết nội dung tin tức chuẩn SEO cho website, viết content social, viết kịch bản phim, viết content chạy quảng cáo,....Nói chung là bạn không lo "đói" khi theo đuổi nghề này.

Số tiền nhuận bút mà bạn nhận được có thể tính theo bài, tính theo số lượt xem hoặc tính theo số lượng từ ngữ. Thông thường đối với bài content SEO website thì nhuận bút là 50-100k/1000 từ, bài giới thiệu doanh nghiệp là 350-900k/bài, content chạy ads là 200-300k/bài, content social là 40-100k/bài…

Lời khuyên dành cho những bạn trẻ theo học chuyên ngành marketing là nhất định phải làm ít nhất 1 công việc có liên quan đến viết lách từ khi còn là sinh viên để phục vụ cho công việc sau này.

Đối với sinh viên ngoại ngữ thì công việc dịch tài liệu thực sự rất phổ biến. Bạn có thể dịch tài liệu từ Việt sang Anh, từ Anh sang Việt, từ Việt sang Trung, từ Trung sang Anh,...tùy theo vốn ngoại ngữ của mình.

Để trở thành cộng tác viên dịch thuật part-time, bạn cần liên hệ với các công ty dịch thuật công chứng hoặc nhà xuất bản.  Tiền nhuận bút mà họ trả cho cộng tác viên là 80-300k trên mỗi tờ A4.

Còn nếu bạn muốn trở thành freelancer dịch thuật online, bạn có thể tìm kiếm dự án tại các trang web uy tín như:

Bạn thấy đấy, các chuỗi siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi ngày càng mở rộng quy mô tại thị trường Việt Nam. Có thể kể đến một số cái tên như BigC, Coopmart, 7-eleven, Family Mart, Circle K, Vinmart, LOTTE,...Tại đây cần tuyển rất nhiều vị trí với số lượng lớn, bao gồm thu ngân, bán hàng, nhân viên kho,...

» Xem chi tiết trong bài: Top những việc làm thêm uy tín

Làm phục vụ quán ăn hoặc quán cafe cũng là một trong những sự lựa chọn phổ biến của các bạn sinh viên. Thực chất công việc này khá phù hợp vì có ca làm việc linh động, mức lương cạnh tranh. Các bạn có thể xin quản lý sắp xếp ca làm việc phù hợp với lịch học của mình. Trong quá trình làm việc, nếu chịu khó và ham học hỏi, chắc chắn các bạn trẻ sẽ có cơ hội trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cách pha chế, nấu ăn,...

KFC đang tuyển dụng nhân viên phục vụ, xem » TẠI ĐÂY

Giả sử bây giờ đứa em của bạn hỏi bạn rằng "Sinh viên có nên đi làm thêm không", bạn sẽ tự tin trả lời giống như những gì chúng mình vừa chia sẻ chứ? Thực ra quyết định đi làm thêm hay không là tùy thuộc vào ý muốn của mỗi người, nhưng không thể phủ nhận rằng đi làm thêm chính là cơ hội để trải nghiệm cuộc sống và nó khá thú vị.